Xây nhà là một trong những việc lớn của đời người bạn cần tính toán kỹ và tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm xây nhà . Có người thì bảo rằng xây nhà không khó. Cũng có người phải thức trắng nhiều đêm, dày công bỏ sức nhưng ngôi nhà được xây vẫn chẳng tới đâu.
PH VICKHOME chúng tôi đã học hỏi, giao lưu và trao đổi những kinh nghiệm về thiết kế thi công xây dựng nhà. Điều đặc biệt là chúng tôi không chỉ tư vấn và xây nhà cho khách hàng mà còn đã tự xây ngôi nhà cho chính mình. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ những khó khăn, trăn trở mà người chủ đầu tư phải trải qua thế nào.
Chính vì thế, chúng tôi đã dành thời gian biên soạn những bài viết, những bí quyết xây nhà đẹp để chia sẻ đến bạn theo từng bước dễ hiểu và dễ dàng áp dụng nhất.
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, để giúp bạn có thêm kinh nghiệm trước khi xây dựng tổ ấm cho gia đình.
Nếu bạn thực sự chuẩn bị xây nhà, hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ gửi những bài viết chia sẻ này vào mail ngay cho bạn!
Chúc bạn sớm có một ngôi nhà bền đẹp như ý!
Nội dung “Cẩm Nang Xây Nhà” tuyệt vời này như sau:
1. Hãy lập kế hoạch hoàn hảo trước khi xây nhà – nếu không đừng xây
Bước này sẽ là nền tảng để các bước tiếp theo được thực hiện.
Cân nhắc về các nhu cầu cơ bản của một ngôi nhà như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc, vị trí của mỗi phòng, tiện ích gara, sân vườn, hồ bơi, sân thượng,… Để phù hợp với diện tích đất, quy mô gia đình, vị trí tọa lạc,…
Tiếp theo bạn sẽ phải suy nghĩ về tài chính khi thi công:
– Chi phí xây dựng bao gồm 2 loại: chi phí xây dựng cơ bản ( xây thô, đổ sàn và sơn nước) và chi phí trang trí nội thất: hoàn thiện và trang trí sàn, trần, tường, thiết bị vệ sinh, đồ nội thất, thiết bị gia dụng…
-Chi phí xây dựng cơ bản được tính dựa vào số m2 xây dựng. Kham khảo mức chi phí trên m2 của cùng loại nhà gần thời điểm xây nhất. Nên trao đổi và khảo giá các công ty xây dựng.
-Chi phí trang trí nội thất có thể trang bị từ từ sau khi ngôi nhà hoàn thành. Mức trang bị tùy vào tiềm lực tài chính của bạn.
-Lập kế hoạch cẩn thận để không ảnh hưởng đến tình trạng chi tiêu hiện tại của gia đình. Nên dự trù chi phí phát sinh thêm từ 10-30% để kịp xoay sở những khi cần thiết.
2. Thủ tục xin phép xây dựng & hoàn công.
Nếu bạn hiểu và nắm rõ quy trình xin giấy phép xây dựng thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu không rõ hoặc không có đủ thời gian để tự đi làm thì bạn nên thuê một đơn vị thực hiện. Với lại họ thường có chuyên môn và kinh nghiệm hơn nên thủ tục sẽ “đơn giản” và tiết kiệm thời gian hơn
3. Làm sao để có hồ sơ thiết kế kiến trúc đẹp và chuẩn?
Lời khuyên để có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhất khi muốn thuê đơn vị thiết kế kiến trúc nhà ở, như sau:
- Đảm bảo Tính thẩm mĩ cao
- Cách bố trí nội ngoại thất
- Màu sắc
- Phong cách thiết kế
- Sự tiện nghi, thoải mái khi sử dụng.
4. Thiết kế nội thất
Bạn có ý tưởng và muốn thiết kế nội thất nhà ở phải đáp ứng các yêu cầu của mình thì trước hết, bạn nên tham khảo qua các mẫu thiết kế. Từ đó, chọn ra được mẫu thiết kế phù hợp ý tưởng của bạn nhất để đưa ra các yêu cầu về thiết kế của mình.
Có như thế, thiết kế nội thất của đơn vị được bạn thuê sẽ ăn khớp với ý tưởng, sở thích của bạn. Sản phẩm cuối cùng vì thế sẽ ưng ý nhất và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho bạn nhất.
5. Những rủi ro trong khi tháo dỡ nhà cũ
Để thực hiện công việc tháo dỡ nhà cũ được thuận tiện, thì bạn cần phải có một quy trình để mang đến hiệu quả, cũng như đúng với tiến độ thi công.
– Công tác chuẩn bị trước khi tháo dỡ: Công tác chuẩn bị trước khi tháo dỡ rất quan trọng. Yêu cầu bên thi công thực hiện một cách đầy đủ đúng như yêu cầu. Không làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như những người dân sống xung quanh. Nhằm mục đích làm giảm khói bụi, rủi ro trong khi tháo dỡ. Tập hợp máy móc cùng với các thiết bị chuyên dụng để tiến hành tháo dỡ.
– Thi công phá dỡ nhà cũ: chú ý đến các kỹ thuật nghiệp vụ, ở trong ngõ nhỏ, hẹp không thể đưa máy xúc hay máy ủi vào được. Thì lúc này phương án tốt nhất chính là sử dụng các dụng cụ cầm tay để mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.
7. Chọn cọc ép bê tông – dễ mà khó
Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.
– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.
– Lực ép nhỏ nhất (Pep)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 – 200% tải trọng thiết kế;
– Lực ép lớn nhất (Pep)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 – 300% tải trọng thiết kế.
Đây thường là nhân tố phải xem xét đầu tiên, cũng là vấn đề tương đối phức tạp. Nguyên tắc chung có 2 điều:
+ Thứ nhất: Loại cọc được lựa chọn phải kinh tế, hữu hiệu nhất trong điều kiện địa chất cụ thể, phù hợp với yêu cầu của kết cấu bên trên (chịu lực và lún), tức là tính tiên tiến.
+ Thứ hai: Loại cọc được lựa chọn có thể thi công được trong điều kiện địa chất và môi trường ấy, tức là tính khả thi.
8. Giám sát phần thô công trình
- Vật liệu phần thô bao gồm: Sắt thép, xi măng, cát, đá, gạch,vật tư điện, vật tư nước, phụ gia chống thấm…
- Bạn cần nhận biết vật tư qua ký hiệu, logo, thương hiệu, màu sắc để khi nhà thầu cấp vật tư đến công trình. Không mất nhiều thời gian bạn vẫn có thể kiểm soát được chất lượng
- Tỷ lệ cấp phối của một vữa hồ xây tô phải đảm bảo, thông thường 1 bao xi măng trộn với 10 -> 11 thùng cát. Trộn hồ ít xi măng thì vữa không đủ độ kết dính, trộn nhiều xi măng sẽ xuất hiện hiện tượng nứt tường.
- Sử dụng lưới mắt cáo đóng vào các điểm giao giữa tường và dầm.
9. Kinh nghiệm chọn vật tư hoàn thiện – Nếu biết sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền cho bạn.
Chọn vật tư chính hãng, chất lượng tốt để khỏi mất côn g thời gian sửa chữa sau này. Phải thật kềm chế trong việc chọn lựa vật liệu. Hãy chọn càng ít càng tốt. Chọn vật tư phù hợp thiết kế công năng sử dụng để hạn chế phát sinh chi phí.
10. Quản lý chi phí xây nhà hiệu quả. Phụ nữ làm rất tốt việc này.
Chi phí xây nhà là nhân tố quan trọng quyết định quy mô căn nhà.
Để ước tính chi phí xây nhà một cách chính xác. Trước hết bạn cần liệt kê toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà. Trong từng khoản mục đó bạn lại liệt kê những công tác cần thực hiện. Đặt biệt là chi phí vật tư, thiết bị, xem xét số lượng cụ thể. Tiếp theo là tham khảo giá ở những đơn vị khác nhau và đưa ra tổng chi phí xây nhà.
Quá trình thực hiện cần tuân thủ theo đúng thiết kế ban đầu. Không thay đổi thiết kế hay phát sinh thêm các hạng mục. Phải giám sát quá trình xây nhà để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công.
Trên đây là những kinh nghiệm khi xây dựng nhà, nếu còn thắc mắc và cần hỗ trợ thêm xin liên hệ ngay: