Thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà thép tiền chế
Nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao. Nhà xưởng là thiết yếu đối với 1 doanh nghiệp. Công ty PH VICKHOME chúng tôi là doanh nghiệp chuyên Thiết kế – Thi công – Xây dựng nhà xưởng nhà thép tiền chếtrọn gói từ mọi cấp độ theo từng nhu cầu phân loại. Từ thiết kế ban đầu, làm móng, đổ cột đến phối hợp văn phòng, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, xưởng kèo thép chi phí giá rẻ ..
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (hay còn gọi là nhà tiền chế) là loại nhà được xây dựng với khung trụ là vật liệu bằng thép và được lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật.
Một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh được xây dựng qua 3 giai đoạn:
-Một là, thiết kế.
-Hai là, gia công cấu kiện.
-Ba là, lắp dựng lại công trình.
Toàn bộ kết cấu của nhà xưởng thép tiền chế đều được sản xuất sẵn nên việc lắp dựng tại trong trường được diễn ra rất nhanh chóng. Những công trình thường sử dụng loại nhà này có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại…
Thông số cơ bản giúp xác định mô tả nhà thép tiền chế
Chiều rộng : tùy thuộc vào yêu cầu. Được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều dài : được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều cao: được tính từ chân cột đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%
Bước cột: là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài và mục đích sử dụng
Tải trọng: Bao gồm các loại tải trọng sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, cầu trục, sàn,tải trọng sử dụng…
Tính kinh tế của nhà thép tiền chế
Nhà thép tiền chế mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, có thể kể đến như:
☞ Giúp chủ đầu tư tiết kiệm vật liệu phụ.
☞ Nhà thép tiền chế có trọng lượng nhẹ hơn so với những vật liệu khác nên sẽ giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng.
☞ Lắp đặt nhanh chóng, đơn giản, thách thức mọi điều kiện thời tiết.
☞ Tận dụng được tối đa không gian của nhà xưởng, dễ mở rộng quy mô khi cần.
☞ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
☞ Có tính đồng bộ cao trong xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, nhà thép tiền chế có thể được kết hợp thêm cùng các phụ kiện kết cấu khác như: đường đi trên cao, sàn lửng, dầm cầu trục sàn phẳng trên mái, vách ngăn, mái đua, diềm mái… Đặc biệt, nhà thép tiền chế còn giúp thoát nước tốt hơn nhờ vào hệ thống mái mối đứng, diềm mái.
Đây được xem là hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, đáp ứng mọi công năng cần thiết của một công trình. Đây chính là lý do mà doanh nghiệp nên lựa chọn nhà thép tiền chế để sử dụng làm kho bãi, nhà xưởng hay văn phòng cho thuê
Ưu điểm của nhà khung thép:
– Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí.
– Thời gian thi công nhanh. Quá trình chuẩn bị cho xây dựng nên thực hiện nhanh, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này.
– Linh hoạt và tiện lợi. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất là có thể sử dụng được ngay.
– Kết cấu gọn, nhẹ. dễ dàng di chuyển và lắp ráp thi công.
– Khả năng chống ẩm mốc cao. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.
– Khả năng tạo hình không giới hạn. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí không giới hạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.
Nhược điểm của nhà khung thép:
– Dể bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm.
– Khả năng chịu lửa thấp.
– Độ bền tương đối công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông.
– Chi phí bảo dưỡng tương đối cao.
Quy trình thi công chuẩn bị gồm các bước:
Để thi công được thuận lợi theo đúng mong muốn của chủ đầu tư về chất lượng và tiên độ thì cần phải có một kế hoạch, chuẩn bị bài bản kỹ lưỡng:
+ Trình tự xây dựng
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thi công
+ Điều kiện thi công thực tế tại công trường
- Thi công phần nền móng:
- San lấp đất nền: đây là công việc đầu tiên cần làm. Nhà thầu nên trên khai san lấp để phù hợp với bản vẽ thi công
- Định vị tim trục: định vị tim trục để làm móng cột.
- Đào móng hàng rào: hàng rao thường được làm cao và dài nên móng cần được làm kiên cố.
- Thi công móng và đà kiểng: sau khi có tim trục thì sẽ thi công móng. Thông thường người ta sẽ làm móng đon hoặc móng cọc, vật liệu thi công thường là bê tông cốt thép. Chôn sẵn các bu lông để sau này lắp ghép với cột thép.
- Lu đất nền: nền đất được san lấp và sau đó lu lên cho đúng với dộ chặt của thiết kế.
- Lu nền đá cho xưởng: nền xưởng thường là bê tông cốt thép đặt trên nền đá dã được lu sẵn theo quy định.
- Thi công nền xưởng: đổ nền bê tông bảo dưỡng theo đúng quy trình để tránh sàn bị nứt về sau.
- Thi công khung thép:
- Lắp dựng khung thép: dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí. Các bộ phận kết nối với nhau bằng bu lông.
- Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: lắp hệ giằng để đảm bảo ổn định mặt phẳng ngoài khung. Xà gồ giúp tăng độ ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp.
- Thi công vỏ bao che:
- Xây tường bao che
- Thi công mái tôn
- Thi công hạ tầng:
- Lắp ống thoát nước
- Lu nền đường
- Lu đá nền đường
- Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt
- Thi công hệ thống kỹ thuật:
- Thi công hệ thống bể chứa nước ngầm phục vu công tác PCCC,
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy,
- Đi âm hệ thống đường truyền thông tin liên lạc
- Hoàn thiện:
- Kẻ vạch, phân làn trong xưởng
- Đóng trần thạch cao nhà văn phòng
- Trồng cây, hoa cỏ: tạo mảng xanh trong khuôn viên nhà xường, nâng cao tính thẩm mĩ và bảo vệ môi trường, nâng cao tinh thần làm việc của công nhân
- Tiểu cảnh phong thủy,…
- Vệ sinh đưa vào sư dụng:
- Vệ sinh nhà xưởng trước khi bàn giao
- Lắp đặt máy móc thiết bị để sau khi khai trương có thể bắt đầu làm việc, sản xuất ngay,..
Tuy vậy khi tiên hành xây dựng nhà xưởng chủ đầu tư cũng nên lưu ý những điểm sau để công việc làm an kinh doanh đượ thuận lợi:
- Lập dự toán chi phí xây dựng thật cụ thể chi tiết từ đơn giá nhân công xay dựng và chi phí thiết kế, hay là chi phí thi công trọn gói của công ty xây dựng trọn gói.
- Chú ý trong việc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để tránh chậm tiến độ xây dựng gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản xuất.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng bao gồm:
+ Đơn xin phép xây dựng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà xưởng
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế
+ Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của chủ trì thiết kế trong bản vẽ
+ Chứng nhận thẩm duyệt về thiết kế PCCC, hay phương án phòng cháy chữa cháy.
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM)
+ Quết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
+ Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Phong thủy trong xây dựng nhà xưởng: phong thủy cần được thực hiện dựa trên sự phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị. Không nên vì chạy theo những yếu tố phong thủy mà gây ra sự không thoải mái, bất tiện trong công việc.
Tránh xây dựng nhà xưởng trên nền đất âm khí lớn, địa thế không vững, nền đất dễ sạt lở, lún và ngập lụt. Đồng thời, sau lưng nhà xưởng nên có thế tựa sơn hoặc tránh xa ao hồ, sông suối.
- Lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng: Nên sử dụng tôn lạnh và lợp mái tôn cách nhiệt để giúp nhà xưởng luôn mát mẻ và bền vững đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Ngoài các lưu ý trên thì việc xây dựng nhà xưởng còn cần lưu ý thêm những vấn đề khác như:
- Tránh xây dựng ở những khu vực đông dân cư, hệ thống lưới điện cao thế. Việc xây dựng nhà xưởng ở những nơi này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, không thuận thiện giao thông khi cần vận chuyển hàng hóa, vật tư mà còn rất dễ gây ra chập cháy điện.
- Trước khi thi công bạn cần chọn giờ và ngày động thổ. Việc chọn giờ tốt, ngày tốt sẽ mang đến nhiều thuận lợi, hạn chế những vận xuôi và tai ương trong quá trình làm việc.
- Và một lưu ý cuối cùng là chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín để đảm bảo chất lượng, tối ưu chi phí và hạn chế những rủi ro sau thi công cho nhà xưởng.
- Hy vọng với những lưu ý về xây dựng nhà xưởng mà côn g ty PH VICKHOME chúng tôi chia sẻ trong bài đã mang đến bạn những thông tin hữu dụng. Xây dựng xưởng nhà kho nhà thép tiền chếgắn liền với hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp vậy nên không chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng mà bạn còn phải đảm bảo tính pháp lý cũng như những yếu tố phong thủy để đảm bảo làm ăn thuận lợi.
- mọi chi tiết liên hệ ngay: