KINH NGHIỆM XÂY NHÀ
Ai rồi cũng sẽ sẽ phải đối mặt với một việc phải trải qua một vài lần trong đời: đó là xây nhà. Xây nhà nói chung là bao gồm nhiều thứ rất stress. Sau đây là những kinh nghiệm xây nhà hy vọng là giúp ích cho mọi người ngay bây giờ hoặc vài năm nữa. Mọi người cứ note lại và share cho những ai đang sắp trải qua việc làm nhà để có thêm kinh nghiệm.
Bước 1. Chuẩn bị
– Thiết kế: Với mình thiết kế là phần quan trọng nhất của nhà. Bởi một số lý do:
- Giúp mình hình dung tổng thể toà nhà khi xây xong nó sẽ thế nào, có thể bố trí các phòng thế nào. Trong mỗi phòng thì đồ đạc có thể để thế nào (cần phải thiết kế sao cho tận dụng lại được đồ dùng cũ)
- Trong thiết kế bao gồm yếu tố như Phong thuỷ. Thiết kế chi tiết có những vật liệu cần dùng, loại nào, sử dụng bao nhiêu…. Ngoài ra ở những góc nhỏ có những phần giúp cho việc tận dụng không gian tốt hơn cũng như trông đẹp hơn khi kê đồ vào.
- Kinh nghiệm xương máu của mình là: những gì làm theo thiết kếchung không xảy ra vấn đề gì. Nên bàn bạc kĩ với người thiết kế để làm đúng như yêu cầu của mình.
Bạn cũng nhờ họ tư vấn luôn cho mảng hoàn thiện nội thất như: gạch, cửa, sơn… bạn có thể thuê dịch vụ làm trọn gói.
– Xem ngày giờ: Mình cũng ko phải là người quan trọng việc này, nhưng với việc lớn như xây nhà thì bạn nên làm. Theo mình có mấy ngày quan trọng nhất cần xem: ngày phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc và nhập trạch. Nên làm theo những gì “thầy” bảo .
– Chọn thợ: Thông thường có 2 hình thức thuê thợ:
- Tính công: thợ nhà thường đảm bảo trách nhiệm. Bởi nếu thuê thì càng kéo dài thợ càng được lợi, làm nhàn hơn mà tiền công nhận được vẫn vậy
- Khoán: Thông thường tiền công khoán tính theo m2 sàn. Cứ tính xem bao nhiêu m2 bê tông sàn từ tầng dưới lên rồi nhân theo đơn giá. Có hai hình thức khoán: khoán toàn bộ và chỉ khoán công.
- Nếu mình không có người giám sát hàng ngày thì có thể khoán toàn bộ.Nhưng với hình thức này cần phải làm rất rõ xem trách nhiệm của thợ phải làm đến đâu. Chỉ khoán xây thô hay cả hoàn thiện, nếu hoàn thiện thì hoàn thiện đến hạng mục nào…. giá xây thô thì thường đơn giá khoản 3-4 triệu/ m2. Nếu tính cả hoàn thiện thì khoảng 5-7 triệu /m2. Tuy nhiên thông thường thì mọi người dùng hình thức khoán công. Công xây thô vào khoảng 800k-1M / m2.
Nếu chọn được thợ không tốt thì bạn sẽ nhận được ngôi nhà không như ý. Tường ko được phẳng, các góc ko tốt, cửa ko đều… là những thứ có thể xảy ra. Ngoài ra vấn đề tài chính nhập nhèm, ăn cắp vật liệu. Thông thường bạn không có quyền chọn thợ mà chỉ có thể chọn “cai”.
Tuy nhiên cố gắng chọn cai thầu có uy tín. Tốt nhất yêu cầu họ cho xem một công trình họ đang làm hoặc đã hoàn thành. Vấn đề cũng quan trọng nữa nếu thợ ở quê thì có thể bạn phải lo bố trí chỗ ở cho họ.
– Lựa chọn người giám sát thi công: Cái này cũng khá quan trọng. Thợ xây là những người không có trình độ. Do đó nếu có thể bạn nên tìm một người giám sát thợ hàng ngày. Bạn nên tìm người có quan hệ thân thuộc và biết về xây dựng. Cần phải rõ ràng, nhờ vả hay thuê, và trách nhiệm của mọi người đến đâu. Bạn vẩn phải là người quyết định cuối cùng, nếu có gì sai khác với thiết kế thì đều phải thông qua bạn…
– Khảo sát giá cả vật liệu: Kể cả bạn thuê chọn gói hay thuê công và mua vật liệu thì bạn cũng nên chọn nơi cung cấp vật liệu, giá cả. Nếu nhà nhỏ không để được nhiều vật liệu chọn nơi gần nhà để luôn sẵn sàng vật liệu, thợ đỡ phải chờ. Về sắt thì nên lựa chọn kỹ vì liên quan đến thiết kế kết cấu. vật liệu thô sắt là đắt nhất, nên tìm hiểu trước khi chọn nơi mua, đám phán giá cả (kể cả vận chuyển).
– Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép: bạn cần xin phép ở quận. Nếu nhà ở trong ngõ, ngách nhỏ thì cần xin phép thêm ở phường.
– Trao đổi với các bên liên quan: bạn cũng nên nói chuyện với hàng xóm xung quanh. Trong trường hợp xây nhà có thể ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì phải chuẩn bị phương án đề phòng chống (sụt nún, nứt…).
Vấn đề nữa là bạn xem xét: khả năng bị ảnh hưởng bị nứt, lún,.. nên chụp ảnh, lập biên bản trước làm bằng chứng sau này. Thông thường xây ra rất hay xảy ra tranh chấp, thế nên bạn chuẩn bị sẵn giấy tờ liên quan .
Bước 2: Xây thô
– Phá dỡ nhà cũ, đào móng: thuê riêng thợ cho việc này. Phải thoả thuận chi phí rõ ràng trước khi phá nhà, đào móng. Phá nhà thường tính khoán, còn đào móng tính theo m2 đất.
– Giám sát vật liệu, xây dựng: Bạn nên theo sát việc xây dựng. Nếu không có điều kiện giám sát trực tiếp thì nên mỗi tuần 3-4 lần đảo qua công trình. Khi có vấn đề phát sinh bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, không nên tự thay đổi. Cũng chú ý việc che chắn khi thi công tránh ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.
– Những vấn đề ảnh hưởng đến hoàn thiện: Bạn cần tham khảo để đưa ra lịch hoàn thiện. Trong quá trình xây thô có nhiều vị trí ảnh hưởng đến việc hoàn thiện bạn nên chú ý trước: Cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang, thoát nước nhà VS, hộp kỹ thuật…
Bước 3 Hoàn thiện
– Nước: Về cấp nước, hiện tại hầu hết mọi người lựa chọn phương án dùng ống dán nhiệt. Có nhiều loại nhưng ống của Vesbo là phổ biến nhất. Cũng có một số loại rẻ hơn cũng như có một số loại tốt và đắt hơn.
Về thoát nước thì có 2 kiểu: nổi và chìm. Nổi tức là thoát nước nằm trên sàn. Thoát chìm là đặt ống thoát dưới sàn. Cách làm thoát chìm chi phí cao hơn chút xíu nhưng vẫn đảm bảo dễ sửa chữa hơn.
Vị trí đặt hộp kỹ thuật (là hộp chưa ống cấp, thoát nước) cũng nên được xác định trước ở phần thiết kế. Nên đặt thẳng từ trên nóc xuống dưới nhà.
– Thiết bị Vệ Sinh: Có rất nhiều lựa chọn cho bạn như: Inax, American Standard, Caesar, Viglacera và một số loại cao cấp nữa. Vì thiết bị vệ sinh cũng khá đắt và khá chênh lệch nên tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Khi đi mua hàng nhớ hỏi giá chính hãng và chiết khấu. Chọn thiết bị phù hợp với thiết kê, kích thước, màu sắc, kiểu dáng… . Giá ống nước cũng không phải rẻ, bạn cũng có thể đàm phán giá chiết khấu: có thể là 5-10%.
– Điện: Về điện thì quan trọng nhất là việc đi dây. Thường có thể đi dây có gen (gen cứng là ống nhự PVC), gen mềm (ống thoát điều hoà) hoặc không có gen – đi thẳng vào trong tường.
Tuỳ thuộc vào công suất sử dụng mà bạn chọn loại tiết điện dây điện cho phù hợp. Về ổ và phích điện bạn có thể chọn loại phù hợp. Riêng ổ điện bạn nên chọn loại ổ có chân cắm đa năng rất thuận tiện. Aptomat bạn nên chọn công suất phù hợp với đồ dùng của bạn. Ngoài ra bạn nên chọn loại Aptomat chống dòng dò. So sánh vài nơi rồi hãy mua.
– Đèn: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, cầu thang, nhà vệ sinh, trước cửa, sân thượng. Đèn cửa và sân thượng thì tuỳ mỗi nhà, đèn cầu thang, vệ sinh có thể ra một số cửa hàng đèn lựa chọn kiểu dáng cho phù hợp.
Đèn tàu có nhiều kiểu dáng mà giá rẻ. Nếu có nhiều tiền hơn thì bạn có thể chọn những loại đèn có thương hiệu cũng có rất nhiều lựa chọn.
– Gạch ốp, lát: Gạch lát có 2 loại granite và ceramic. Gạch granite chất lượng tốt hơn, ít bám bẩn và khó bị xước, vỡ nhưng giá thì đắt hơn. Có nhiều loại như Thạch Bàn, Đồng Tâm, Prime, gạch tàu, gạch ngoại khác… Gạch trong nước thì Thạch Bàn chất lượng tốt nhất nhưng kiểu dàng không có nhiều. Đồng Tâm kiểu dáng nhiều hơn, Prime thì là gạch bình dân hơn. Ngoài ra gạch tàu cũng có nhiều loại và đẹp (chất lượng thì không rõ).
Gạch lát nền người ta thường dùng kích thước 40x40cm, 60x60cm hoặc 80x80cm (càng to càng đắt). Gạch ốp vs thường dùng kích thước 30x45cm,
– Đá cầu thang, bàn bếp: Đá cầu thang có một số loại như: Đá Granite tự nhiên, đá nhân tạo, đá marble. Đá Marble thường chỉ dùng ốp vì không đủ độ cứng, đá nhân tạo thường không có chất lượng tốt. Đá Granite tự nhiên có một số loại thường dùng như: đá Trắng Bình Định, Đen huế, đen Phú Yên, đá trắng mắt rồng, kim sa cám, kim sa trung… Có một số loại phù hợp với cầu thang, một số phù hợp với làm bàn bếp, bạn có thể hỏi tư vấn thêm.
– Tay vịn cầu thang: Tay vịn cầu thang có thể chọn một số loại như bằng sắt, Inox, gỗ, dây… . Chú ý nên lựa chọn kiểu dáng nào để trẻ con không thể lọt qua được.
– Cửa: Có nhiều loại vật liệu làm cửa như gỗ, sắt, inox, nhôm – kính, nhựa, nhựa lõi thép. Tuỳ mỗi nhà thì chọn loại vật liệu phù hợp.
- Gỗ thường giá cao nên giờ thường người ta chỉ dùng làm cửa chính. Gỗ làm cửa cũng có nhiều loại gỗ nhưng phổ biến là Lim Lào, Lim Nam Phi, Chò, Dổi…
- Sắt thì rẻ tiền, chắc chắn nhưng không bền, thỉnh thoảng phải sơn lại. Giá của cửa sắt vào khoảng hơn 1 triệu/m2 tuỳ thuộc vào chất lượng, độ dày. Thường cửa sắt làm cửa chính hoặc cửa sân thượng.
- Inox thì nhẹ nhưng không được chắc chắn. giá trung bình khoảng 1.5-2m/m2, tuy nhiên nếu không sơn tĩnh điện thì màu sắc nguyên thuỷ của Inox không được đẹp lắm. Nói chung cũng không nhiều người dùng cửa INOX.
- Nhôm kính có nhiều loại cửa thông phòng, cửa sổ, cửa vệ sinh. Loại thông thường giá khoảng 750k/m2. Nhôm có thương hiệu thì giá đắt hơn, tuỳ thuộc vào từng loại và kích thước của cửa. giá rơi vào khoảng 1.2-2M/m2.
- Nhựa lõi thép: Ưu điểm của nhựa lõi thép là nhẹ, chắc chắn, cách âm tốt. Có rất nhiều loại cửa nhựa lõi thép. Những loại có thương hiệu như Eurowindow (khá đắt). Những loại cửa ngoài thường là hàng trung quốc hoặc Việt Nam sản suất, giá vào khoảng 1.5-2.5M/m2. Cửa nhựa lõi thép có thể dùng làm cửa chính, cửa thông phòng, cửa sổ.
- Cửa nhựa: Nhìn chung chất lượng không tốt bằng những loại trên nhưng bù lại thì giá thấp hơn cả. giá thường khoảng 400-500k/m2). Chỉ dùng làm cửa phòng vệ sinh hoặc cửa thông phòng.
– Hoa cửa sổ: Hoa cửa sổ bây giờ thường sử dụng hai loại vật liệu sắt và Inox. Hoa sắt có hai loại: sắt đặc và sắt hộp. Thường sắt đặc giá khoảng 35-45kg/m2. Thường mọi người sử dụng loại sắt Ф12-14mm. Với sắt hộp thì mọi người thường dùng Ф14-16mm. Giá của hoa sắt hộp thường vào khoảng 350-400k/m2 (tuỳ thuộc vào kiểu dáng hoa sắt).
– Trần thạch cao: có nhiều thường hay sử dụng nhất là tấm thạch cao của Thái, và khung xương Vĩnh Tường. Tuỳ thuộc vào kích thước trần mà giá cả của trần thạch cao có thể khác nhau. Trần phẳng thì giá vào khoảng 160-220k/m2. Trần giật cấp thì giá cũng không khác biệt nhiều, chủ yếu là số lượng thạch cao cần sử dụng sẽ tăng lên.
– Sơn: có nhiều loại sơn giá cả rất khác nhau, loại sơn hay được sử dụng là Delux, Jotun, Kova… Sơn ngoài trời thường nên chọn loại sơn tốt để chống thấm. Sơn trong nhà thì cần phải sơn 2 loại: sơn lót & sơn màu. Sơn lót màu trắng, nếu có thể nên chọn loại sơn lót tốt & quét 2 lớp sơn lót là tốt nhất. Sơn màu thì tuỳ thuộc vào yêu cầu của mỗi người có thể chọn loại phù hợp.
Giá sơn tường thường phân ra làm 2 nhóm: sơn nhà & sơn ngoài trời. Sơn trong nhà khoảng 10-12k/m2, sơn ngoài trời khoảng 12-18k/m2. Sơn trong nhà thường có áp dụng công thức rất đơn giản: diện tích sàn * 4.3 lần. Thông thường giá tiền công chỉ bằng khoảng ¼ đến ⅕ giá sơn nên mọi người ko nên quá so sánh giá cả. Đội Thợ sơn tốt sẽ giúp mình tiết kiệm sơn hơn. Từ đó chi phí có khi còn thấp hơn mà tường lại đẹp hơn.
– Tủ bếp: cũng giống như cửa, tủ bếp thường có mấy lựa chọn như gỗ, nhôm kính & inox. Inox không phù hợp lắm nên ít được dùng hơn. Tủ bếp bằng gỗ thì thường khá đắt. Tủ bếp bằng nhôm kính thì giá dao động từ 1.7=>3.5M/m dài (cho cả tủ treo và tủ dưới bàn bếp). Tuỳ thuộc vào từng loại nhôm kính mà giá có thể khác nhau. Thường tủ bếp có mấy loại như: màu trắng sứ, màu nâu, vàng & vân gỗ.
Với phương châm “Làm ra ngôi nhà đẹp cho bạn là Niềm vui của chúng tôi”, Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của PH VICKHOME. Xây nhà không phải chỉ làm để lấy tiền không thôi mà phải có tâm trong nghề từ đó tạo ra độ uy tín trong lĩnh vực xây dựng.
Công việc sửa chữa, xử lý sự cố, cơi nới, cải tạo nhà thường phức tạp hơn nhiều so với công việc xây mới. Các yếu tố kỹ thuật của công trình hiện tại, triển khai trong điều kiện khó khăn… làm nhiều gia chủ phiền lòng. Công ty sửa chữa xây dựng chuyên nghiệp là một giải pháp toàn diện, hiệu quả giúp mọi gia chủ giải quyết vấn đề này.
Hãy gọi ngay 0901404686 để được phục vụ tốt nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất!
Hãy liên hệ với CÔNG TY XÂY DỰNG PH VICKHOME bất cứ khi nào bạn cần, bạn sẽ luôn luôn nhận được sự tư vấn nhiệt thành nhất từ chúng tôi mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào. Với đội ngũ kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, công nhân chuyên nghiệp, giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt nhất chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý khách!
Đội ngũ PH VICKHOME xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm và kính chúc quý khách có được ngôi nhà như lòng mong ước!
Trân trọng!